Share

Nứt mặt đá bàn bếp – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh gọn nhất

Nứt mặt đá bàn bếp – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh gọn nhất

Trong quá trình sử dụng, bề mặt bếp của một số gia đình bị nứt là điều có thể gặp phải. Các vết nứt trên đá còn phụ thuộc vào loại đá và tình trạng vết nứt của mỗi bề mặt. Vậy khi đá bếp bị nứt có cần thay cả bộ không? Hãy cùng Vy Concept tìm hiểu xem cách nào để xử lý mặt đá bếp một cách tiết kiệm và nhanh chóng trong bài viết bên dưới!

1. Nguyên nhân khiến mặt đá bếp bị nứt

Mặt đá bếp sẽ xuất hiện những vết nứt sau một thời gian sử dụng. Điều này làm không gian bếp mất đi tính thẩm mỹ, giảm sự an toàn khi sử dụng. Hơn thế nữa, vết nứt sẽ khiến chúng ta khó vệ sinh lau chùi và bụi bẩn dễ bám vào hơn. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến mặt đá bếp bị nứt

Do va đập lớn trong quá trình sử dụng

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề đá bếp bị nứt. Mặt bếp chủ yếu là khu vực để gia đình chế biến thức ăn, khi chế biến sẽ có những công đoạn như chặt, băm, giã,…bằng chày, dao, cối có tác động lực lớn khiến cho đá bếp bị nứt và ảnh hưởng đến chất lượng mặt bếp.

da-nut-vo

Chất lượng đá mặt bếp kém

Ngày nay, trên thị trường có nhiều loại đá làm mặt bếp đa dạng từ đá tự nhiên cho đến nhân tạo, cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ và lựa phải một số loại đá có độ cứng không cao, bề mặt dễ bị biến dạng khi chịu tác động lực hay nhiệt độ cao.

Thiếu ván đỡ mặt bếp

Để tăng khả năng chịu lực cho mặt đá bàn bếp, một ván đỡ sẽ được thiết kế và thi công nằm bên dưới mặt đá. Điều này làm phân tán lực khi tác động lên bề mặt đá lúc kê chặt, giả hay xảy ra tình huống rơi vỡ, va đập.

Nhưng nhiều đơn vị thi công nhà bếp đã bỏ qua điều này hay làm miếng ván cho kích thước nhỏ hơn so với bề mặt đá, làm giảm đi khả năng chịu lực và dẫn đến bị vỡ.

Tủ dưới mặt đá bàn bếp có kết cấu yếu

Một trong những nguyên nhân nữa khiến mặt đá bếp bị nứt có thể là do tủ bếp bị võng hay chân tủ cửa bếp không cân bằng. Nếu sử dụng tủ bếp làm bằng gỗ thì dễ bị mối mọt làm chất lượng giảm đi, không đủ khả năng chịu lực tốt cho mặt đá bàn bếp.

ket-cau-tu-bep-kem

2. Đá bếp bị nứt có cần thay cả bộ không?

Nếu mặt đá bàn bếp của bạn bị nứt, chúng ta có thể xử lý tại nhà hoặc chọn thay mới toàn bộ tùy vào tình trạng vết nứt. Dưới đây là một số giải pháp chi tiết khắc phục vấn đề đá bếp bị nứt có cần thay cả bộ không. Cùng tìm hiểu qua nhé!

Thay mới toàn bộ mặt đá bàn bếp bị nứt

Nếu mặt đá bàn bếp có những vết nứt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn trong quá trình sinh hoạt thì gia đình nên thay lại toàn bộ mặt đá mới.

Trong các loại đá lát bếp thì đá nhân tạo gốc thạch anh là sự lựa chọn phổ biến của các gia đình bởi sự bền cứng tốt, không thấm nước, không dễ trầy xước, không bị bám màu vàng ố, sau thời gian dài sử dụng.

Đặc biệt đá nhân tạo gốc thạch anh còn có ưu điểm vượt trội hơn đá hoa cương là có tính kháng khuẩn, giúp đảm bảo sức khỏe của gia đình bạn khi sử dụng.

Xử lý vết nứt đá bếp tại nhà

Nếu vết nứt nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc chung của bề mặt và vẫn có thể sinh hoạt được thì bạn có thể tự xử lý vết nứt đá tại nhà, thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dọn dẹp và lau sạch bụi bẩn li ti trên khu vực vết nứt và cạnh đó bằng bàn chải lông cứng.

Bước 2: Dùng miếng vải thấm một ít dung dịch axeton để làm sạch vết nứt trước khi gắn keo. Cần phải dọn sạch sẽ và triệt để, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bôi keo dán bề mặt.

Bước 3: Dùng keo epoxy dán lại vết nứt mặt đá bàn bếp. Trộn hai tuýp keo epoxy A và B theo tỉ lệ 1:1, khi trộn 2 tuýp keo này lại với nhau sẽ tạo thành hỗn hợp cực dính và bền chặt.

Cách gắn đá bị vỡ: Sau khi trộn đều keo, chúng ta trét lên bề mặt bị nứt cần được kết dính lại với nhau. Đối với mặt bếp bị vỡ, ta nên định vị chính xác vị trí các mảnh vỡ ban đầu như thế nào rồi gắn lại lại để tránh cho các mảnh vỡ có một khoảng trống.

Bước 4: Làm nhẵn bề mặt đá vừa xử lý:

Đợi khi lớp keo vừa dính khô lại hoàn toàn. Chúng ta dùng cây sủi bàn để gạt sạch lượng keo dư ở vị trí vết nứt. Sau đó dùng khăn nhám để chà cho bề mặt được sạch bóng và chỉnh chu hơn. Lưu ý, nên dùng loại giấy nhám chuyên dụng tránh loại giấy nhám khác sẽ dễ gây trầy xước.

xu-ly

3. Kinh nghiệm khi sử dụng mặt đá bếp giúp tăng tuổi thọ

Thay đổi thói quen kê chặt

Bếp là khu vực nấu ăn chế biến thực phẩm, thường xuyên thực hiện các thao tác như chặt, băm, giã thịt cá, gia vị,…bề mặt đá bị lực mạnh tác động xuống. Bạn có thể lót thêm một lớp khăn mềm dưới tấm thớt để giúp giảm lực tác động.

Hạn chế tác động nhiệt độ lên cao bề mặt

Bề mặt đá bếp thường xuyên phải chịu sự thay đổi nhiệt độ cao và đột ngột trong một thời gian dễ xảy ra tình trạng nứt. Vì thế, cần thiết kế mặt bếp ở nơi tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng và liên tục vào bề mặt đá hoặc bề mặt đá tiếp xúc trực tiếp với lửa. Bên cạnh đó, chảo nồi lúc mới nấu xong tránh đặt trực tiếp lên mặt đá.

Bài viết vừa chia sẻ sẽ với bạn nguyên nhân và cách giải quyết được vấn đề đá bếp bị nứt có cần thay cả bộ không. Bạn hãy tham khảo và kiểm tra xem tình trạng đá bếp nhà mình và áp dụng cách xử lý phù hợp.

Share post: