Share

Bố Trí Bàn Thờ Nhà Ống: Vượng Khí Phú Quý Lộc Tài Cho Gia Đình

Bố Trí Bàn Thờ Nhà Ống: Vượng Khí Phú Quý Lộc Tài Cho Gia Đình

Như các bạn đã biết, nhà ống hiện nay rất phổ biến ở thành thị do diện tích đất ở dần bị thu hẹp. Do đặc thù nhà ống có diện tích chiều ngang nhỏ hơn chiều dài, tạo thành hình chữ nhật bất cân đối nên các khu vực chức năng trong nhà thường khó bố trí hơn bình thường. Thực tiễn xây dựng cho thấy, các chủ nhà đều rất quan tâm đến vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống sao cho hợp phong thủy nhất.

Vậy phòng thờ nên đặt ở đâu trong nhà, cách bố trí phòng thờ trong nhà nói chung, bố trí phòng thờ trong nhà ống nói riêng… sao cho hợp lý, giúp mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ? Cùng Vy Concept tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

I. Phòng thờ nên đặt ở đâu

Trong quan niệm tâm linh của người Việt, nơi thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sự thành kính, thiêng liêng, tưởng nhớ mà những người còn sống muốn gửi gắm đến những thành viên đã khuất trong gia đình, dòng tộc.

Cũng bởi vậy, nơi thờ cúng thường được bố trí ở những vị trí thoáng đãng, tách biệt với khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Câu hỏi đặt ra là, phòng thờ nên đặt ở đâu?

Trong giải pháp kiến trúc nhà ở hiện đại, các kiến trúc sư và gia chủ thường đi đến thống nhất sẽ đặt phòng thờ ở tầng tum – nơi cao nhất của ngôi nhà, hoặc trong phòng khách để dễ dàng cho việc thờ cúng.

noi-that-phong-tho

II. Cách bố trí phòng thờ trong nhà ống

2.1. Diện tích phòng thờ nhà ống

Thông thường, diện tích phòng thờ được xây trong khoảng diện tích từ 5m2 – 10m2, bởi không gian này không nhất thiết phải quá rộng.

2.2. Hướng bàn thờ

Trong quan niệm phong thủy, hướng đặt bàn thờ thường hướng ra nơi có ánh sáng, thoáng đãng, tránh nhìn đối diện ra cửa dễ gây thất thoát, không tụ khí được.

Ngoài ra, tùy tuổi và bản mệnh của chủ nhân căn nhà, luật tương sinh tương khắc mà mỗi gia đình lại xem xét vị trí đặt hướng bàn thờ khác nhau.

2.3. Cách bố trí bàn thờ trong nhà hợp phong thủy

Ngoài yếu tố thẩm mỹ, hợp lý thì cách bố trí bàn thờ trong nhà cũng cần hợp với phong thủy:

  • Kích thước bàn thờ cần phù hợp với không gian. Không được quá to hoặc quá nhỏ. Một chiếc bàn thờ vừa vặn với không gian sẽ toát lên vẻ trang nghiêm, vừa mắt.
  • Màu sắc bàn thờ thường là màu trầm, tông tối, hoặc tông màu trung tính như màu kem, be…
  • Kiểu dáng bàn thờ nên hướng tới sự tối giản, tránh cầu kỳ, họa tiết sẽ mang đến cảm giác nặng nề, không tiện trong khâu vệ sinh, lau chùi…
  • Trên bàn thờ không nên tham đặt quá nhiều thứ, chỉ cần đầy đủ bát nhang, chén nước. Cần chừa chỗ cho việc đặt đồ thờ cúng như hoa quả bánh kẹo, mâm cơm…
  • Trong nhà, bàn thờ chỉ nên thờ một họ. Thường là họ của chủ nhà là đàn ông – người trụ cột trong gia đình. Nhưng nhiều trường hợp, chủ nhà nhận cha mẹ nuôi, hoặc thờ cả họ nhà vợ… điều này cần cân nhắc kỹ vì nếu môt bàn thờ mà thờ cả hai họ sẽ dẫn đến loạn.
  • Nhà nào thờ cả gia tiên và Phật thì nên có sự bình đẳng, nhất quán giữa hai bàn thờ này để tránh phạm vào điều tối kị.

noi-that-phong-tho-biet-thu

III. Những vị trí không nên đặt bàn thờ trong nhà

Nguyên tắc cơ bản nhất là bàn thờ không để đối diện cửa ra vào, dù là cửa phòng, cửa chính, cửa bếp hay cửa nhà vệ sinh thì đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của gia đình. Nếu chẳng may đang phạm lỗi phong thủy này, bạn có thể dùng rèm hoặc bình phong để che chắn.

Vị trí đặt bàn thờ nên tránh xa những không gian khác như phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà bếp… và những nơi ồn ào, nhạy cảm.

3.1. Phòng thờ gần phòng tắm, nhà vệ sinh

Phòng tắm hay nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, ô uế trong nhà. Nếu kê bàn thờ gần đó sẽ là thiếu tôn trọng với gia tiên. Vì vậy, dù là kê gần hay kê đối diện khu vực này đều nhất định phải tránh.

3.2. Vị trí phòng thờ đối với phòng ngủ

Phòng ngủ là khu vực nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu đặt bàn thờ gần đó, hoặc đối diện, đầu giường ngủ nhìn thẳng ra bàn thờ… đều không có lợi cho gia chủ.

Nó sẽ tạo ra áp lực vô hình, khiến bạn không thể ngủ ngon và sâu giấc, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt là phòng ngủ của các cặp vợ chồng nếu kê gần, sát hoặc đối diện bàn thờ đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt, gần gũi.

Không nên kê bàn thờ gần, cạnh hoặc đối diện cửa phòng ngủ để tránh họa phong thủy.

3.3. Vị trí bàn thờ không nên gần bếp

Đặt bàn thờ gần khu vực bếp hoặc ngay trên tầng trên của bếp cũng không hợp phong thủy.

Bếp là nơi nấu nướng, mang hỏa khí lớn, chưa kể mùi đồ ăn tỏa ra từ bếp nếu kê gần sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc thờ tự linh thiêng. Tốt nhất bạn nên để bàn thờ tránh xa khu vực này.

3.4. Không nên đặt phòng thờ ở những nơi ồn ào, nhạy cảm

Những vị trí ồn ào, nhạy cảm khác có thể kể đến như phía dưới phòng vệ sinh của tầng trên, phòng ăn, sát vách nhà vệ sinh, cạnh ti vi…

  • Không đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào, khiến gió lùa và người đứng thắp hương có tâm lý bất an, khó tập trung khi khấn vái.
  • Bàn thờ đại kỵ đặt ở trên nóc tủ, lối đi…
  • Nếu trên tầng là phòng ngủ thì giường và bàn thờ cần kê lệch vị trí.

Đây đều là những vị trí mang đến bất lợi, không nên trưng dụng làm chỗ kê bàn thờ vì sẽ mang lại những điều bất cập, không an lành cho gia chủ.

IV. Nhà ống nên đặt vị trí bàn thờ ở đâu

Do đặc thù nhà ống hẹp về chiều ngang, dài và sâu, nên việc bố trí bàn thờ gặp khá nhiều khó khăn khi phải tuân theo các quy chuẩn chung về kiến trúc và phong thủy.

Mỗi chủ nhân căn nhà khi trao đổi với kiến trúc sư hoặc lên ý tưởng trong đầu, đều có chung một câu hỏi: Nhà ống nên đặt bàn thờ ở đâu cho hợp lý, thuận phong thủy nhất.

4.1. Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống

Nếu như đối với các căn nhà thông thường, phòng thờ thường được sắp xếp ở tầng tum hoặc phòng khách một cách dễ dàng, thì đối với nhà ống, do bị giới hạn bởi không gian nên việc sắp đặt một không gian riêng đôi khi là không thể.

Nếu không thể làm riêng một phòng thờ, giải pháp mà các kiến trúc sư thường đưa ra là sẽ sắp đặt một cách khéo léo ở trong các không gian chung như phòng sinh hoạt, đọc sách, không gian sảnh – tiền phòng hoặc phòng khách.

Đây được coi là những không gian đủ sang trọng, ăn nhập và thích hợp hơn cả để bố trí bàn thờ trong nhà ống.

Tầng tum

Là nơi lý tưởng để bố trí phòng thờ trong nhà ống. Vị trí này là nơi cao ráo, dễ sắp đặt nhất, thuận tiện cho việc hóa vàng ngoài ban công… Lúc này, gia chủ nên sử dụng sập thờ, nhất là đối với những gia đình con trưởng để ngày lễ Tết có thể bày biện được nhiều đồ cúng lễ lên bàn thờ.

Tuy nhiên, nhược điểm của việc bố trí phòng thờ ở tầng tum là nếu trong nhà có người già sẽ khó khăn trong việc di chuyển. Hơn nữa, việc giáo huấn con cháu trong nhà gắn liền với tục lệ thờ cúng tổ tiên sẽ có nhiều bất tiện hơn.

Phòng khách

Cũng được ưu tiên trong bố trí nếu không tiện làm một phòng thờ riêng. Bởi nơi đây là khu vực cả gia đình thường xuyên qua lại, hội tụ nhiều nhất nguồn vượng khí của gia đình, ngày lễ Tết cũng thuận tiện dễ dàng cho việc hương khói.

Ở vị trí này gia chủ có thể sử dụng bàn thờ treo tường hoặc sập thờ, tùy theo kích thước phòng khách của gia đình. Tuy nhiên, cần bố trí ở một khu riêng trong phòng, tránh gần ti vi ồn ào náo nhiệt.

Đối với những ngôi nhà ống diện tích có hạn thì gia chủ cũng có thể đặt bàn thờ treo tường để thuận tiện hơn trong việc thờ cúng và đi lại.

Phòng sinh hoạt chung, phòng đọc sách, sảnh, tiền phòng…

Những khu vực này cũng được gia chủ nghĩ tới, sắp đặt để bố trí phòng thờ hoặc bàn thờ gia tiên nếu không còn vị trí nào phù hợp hơn.

4.2. Hướng đặt vị trí bàn thờ trong nhà ống

Theo quan niệm phong thủy, hướng đặt bàn thờ rất quan trọng. Đó phải là nơi hướng cát, tọa cát nhằm mang lại may mắn, thuận lợi cho gia chủ. Điều tuyệt đối kiêng kị khi đặt bàn thờ trong nhà là không đặt hướng bàn thờ ngược với hướng nhà nếu gia chủ không muốn bị tuyệt tự đời sau. Bởi trong phong thủy, đó là cách kê không đồng nhất khiến người trong nhà không được yên ổn, thường xuyên bất đồng quan điểm, vợ chồng anh em dễ xung đột, bất hòa.

Chọn hướng bàn thờ theo mệnh gia chủ

Có nhiều cách để chọn hướng bàn thờ cho nhà ống. Các kiến trúc sư thường ưu tiên chọn hướng sinh cát, hợp mệnh với gia chủ:

  • Gia chủ mệnh Kim nên đặt bàn thờ trong nhà ống vào các hướng của Tây tứ trạch. Bao gồm các hướng như: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây tương ứng với 4 khí tốt là sinh khí, diên niên, thiên y, phục vị.
  • Gia chủ mệnh Mộc, thuộc đông tứ mệnh nên đặt bàn thờ trong nhà ống đông tứ trạch. Bao gồm các hướng như: Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc.
  • Gia chủ mệnh Thủy thuộc đông tứ mệnh. Nên đặt bàn thờ trong nhà ống đông tứ trạch, bao gồm các hướng Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc, không nên bố trí theo các hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây.
  • Gia chủ mệnh Hỏa thuộc Đông tứ mệnh. Nên đặt bàn thờ các hướng thuộc Đông tứ trạch sẽ mang lại nhiều may mắn. Các hướng tốt bao gồm Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc.
  • Gia chủ mệnh Thổ: thuộc tây tứ mệnh. Nên đặt bàn thờ ở các hướng thuộc tây tứ trạch, theo hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây để mang lại điều may mắn, bình an cho gia chủ.

V. Cách bố trí phòng thờ trong nhà ống hợp phong thủy

Ngoài việc tham khảo cách bố trí phòng thờ trong nhà đã nói ở trên, bố trí phòng thờ trong nhà ống cần lưu ý thêm những điều sau để thuận phong thủy nhất:

  • Nếu không thể tránh được thì chủ nhà có thể che chắn bằng tấm kính trên bàn thờ để tránh nguy hiểm xảy ra như bén lửa khi đốt nhang, hạn chế gây động và tắt nhang, thuận tiện cho việc vệ snh lau chùi
  • Việc bố trí ánh sáng trong nhà ống cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, đối với khu vực thờ cúng, bạn cần chuẩn bị một hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý. Nên chọn ánh sáng vàng để mang lại cảm giác ấm áp thay vì ánh sáng trắng.
  • Bàn thờ không được đặt ngay dưới xà ngang trên trần nhà, sẽ sinh ra áp lực.
  • Phòng thờ hoặc khu vực thờ cần có cửa sổ mở ra giếng trời hoặc sân để có sự thông thoáng, hương khói không bị tụ lại.
  • Trong nhà ống, tốt nhất bàn thờ nên đặt ở nơi kín gió, tránh xa cửa sổ để không động bát hương.

Trên đây là những lưu ý mà Vy Concept giúp bạn tham khảo về cách bố trí phòng thờ trong nhà, phòng thờ nên đặt ở đâu trong nhà, bố trí phòng thờ trong nhà ống, vị trí đặt bàn thờ trong nhà…

Share post: