Share

So sánh gỗ MDF và MFC, nên lựa chọn lại gỗ nào cho đồ nội thất gia đình

So sánh gỗ MDF và MFC, nên lựa chọn lại gỗ nào cho đồ nội thất gia đình

Gỗ công nghiệp là vật liệu hiện đang là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc trang trí thiết kế nội thất ngày nay, đặc biệt là tại các thành phố mang phong cách năng động như Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng từ biệt thự cổ điển, khách sạn, nhà hàng, nhà phố, văn phòng,… nhất là với các hạng mục yêu cầu đọ phẳng, độ bóng như tủ shop, kệ hàng, tủ quần áo…

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi cũng lựa chọn minh họa sinh động bằng những điển hình trong thiết kế biệt thự đẹp và thi công nội thất được đánh giá cao của chúng tôi. Vy Concept trân trọng mời bạn đọc cùng tham khảo và kính chúc quý vị có được cho mình những thông tin tham khảo hữu ích nhất, thiết thực nhất.

noi-that-bep-an-hien-dai

1. Gỗ MDF là gỗ gì? Gỗ MFC là gì? Ưu điểm đặc điểm của mỗi loại

Trước hết, chúng tôi mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thể nào là gỗ công nghiệp. Thuật ngữ gỗ công nghiệp được dùng để phân biệt với loại gỗ tự nhiên – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Về cơ bản, gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

  • Ưu điểm: Dòng sản phẩm gỗ công nghiệp nổi tiếng ở khâu dễ thi công và có giá thành rẻ. Thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, nhà hàng với tuổi thọ của đồ ngắn. Tuổi thọ được khoảng 5 năm và nếu sử dụng đúng cách có thể lên đến hơn 10 năm.
  • Nhược điểm: Hạn chế của dòng sản phẩm gỗ công nghiệp là không chịu được nước, vì thế không nên dùng ván nhân tạo đặt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những cánh cửa bên ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Riêng với sản phẩm ván sàn nhà, tuy có thể lau chùi thường xuyên bằng nước nhưng vẫn bị hư hỏng nếu bị ngập nước trong một thời gian dài (đọng nước mưa, bể đường ống dẫn nước).

 

noi-that-phong-ngu-tre-em-hien-dai

MDF và MFC là hai trong số các loại gỗ công nghiệp rất được yêu thích sử dụng trong thi công nội thất. Cùng với những đặc trưng riêng của dòng gỗ công nghiệp, mỗi loại gỗ này lại mang những ưu điểm, nhược điểm và có cách ứng dụng riêng. Chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu thêm về hai loại gỗ công nghiệp này tại đây.

TÍNH CHẤT GỖ MDF GỖ MFC
Mô tả chung Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density fiberboard) là loại gỗ ép được sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp.

Các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 đến 25mm. MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt, người ta dựa vào thông số cơ lý, độ dày và cách xử lý bề mặt.

Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard) là gỗ rừng trồng.

Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Ưu điểm –      Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.

–      Bề bặt phẳng nhẵn.

–      Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.

–      Có số lượng nhiều và đồng đều.

–      Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.

–      Thời gian gia công nhanh.

–    Bề mặt bền (chống trầy, chống cháy) Giá thành rẻ hơn so với MDF veneer (60%).

–    Màu đảm bảo đồng nhất (do sản xuất sẵn từ nhà máy).

–    Thời gian thi công nhanh thích hợp cho các dự án gấp (không phải sơn phủ hoàn thiện)

Nhược điểm –      Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.

–      MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.

–      Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.

–      Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm nhữ đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

–    Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ liền lạc cao.

–    Đa số chỉ PVC chỉ có bề rộng 28mm nên hạn chế về độ dày mặt bàn (trừ 1 số màu mới có chỉ dày đến 55mm).

–    Bề mặt không tự nhiên (trừ 1 số màu mới giống veneer).

Ứng dụng Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất. Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

2. Gỗ công nghiệp MDF và MFC có tốt không? Cái nào tốt hơn trong thi công nội thất?

Đây là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều từ các khách hàng. Để khách hàng yên tâm với việc sử dụng gỗ công nghiệp phù hợp với lựa chọn của gia đình mình, trong phạm vi bài viết, từ quan điểm cá nhân và từ trao đổi của các đồng nghiệp, chúng tôi cũng xin được đề cập nhỏ để tìm đáp án cho thắc mắc này của hầu hết các chủ đầu tư.

Qua thực tế kinh nghiệm Thi công trọn gói công trình thuộc các loại hình với quy mô khác nhau, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng câu trả lời cho thắc mắc gỗ công nghiệp MDF và MFC có tốt không sẽ phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của quý vị. Cụ thể, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng. Tuy nhiên, đối với các môi trường ẩm ướt, Vy Concept khuyến cáo khách hàng nên dùng các sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MFC chống ẩm, MDF chống ẩm hoặc HDF chịu nước.

Một lần nữa, chúng ta cùng điểm lại các ứng dụng của hai loại gỗ công nghiệp này tại đây:

  • MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người. Do đó, ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.
  • Gỗ MDF thì dùng tốt hơn cho giường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi chúng có nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn (đối với MDF Veneer).

Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng. Vì vậy, từ việc nghiên cứu kỹ càng đặc điểm của từng loại gỗ cộng với việc hiểu rõ mong muốn và khả năng đầu tư của mình, các chủ đầu tư sẽ có lựa chọn sử dụng gỗ công nghiệp thích hợp nhất và tốt nhất.

Tiện dụng và thân thiện với môi trường là đặc tính nổi bật giúp cho gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong trang trí nội thất. Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ những tổng hợp nhất về hai loại gỗ công nghiệp điển hình trong thi công nội thất hiện đại là MDF và MFC. Trong các bài viết sau, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan. Vy Concept cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết.

Share post: